Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

ĐIỀU TRỊ ZONA THẦN KINH BẰNG CÁCH NÀO



Zona là tên bệnh theo y học hiện đại, tên gọi dân gian là giời leo, là một bệnh cấp tính thuộc hệ thần kinh trung ương. Bệnh do virut Vancella Zoster - một loại virut ái tính thần kinh nhiễm vào hạch của các rễ sau gây đau dây thần kinh rồi phát thành ban...


Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, cả nam lẫn nữ, thường gặp ở người trưởng thành và chỉ mắc một lần.


Thời gian ủ bệnh từ 5-7 ngày. Người bệnh có triệu chứng sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, đau đầu. Giai đoạn khởi phát thường sốt, rét run, nhức đầu khó chịu, rối loạn tiêu hóa đau như bị phóng hỏa, đau dây thần kinh.

Giai đoạn toàn phát, phát ban nổi nốt phỏng khu vực vùng rễ thần kinh rồi mụn nước xuất hiện trên nền da màu hồng thành từng chùm kích thước thay đổi đường kính từ vài ba cm đến 10cm.


Sau vài giờ thì nổi nốt phỏng trong và đến ngày thứ ba thì đục và khô lại. Có khi những mụn nước gom lại thành bỏng nước, sau đó hóa mủ, vỡ ra, đóng vảy. Các nơi bị phát ban nổi nốt phỏng đỏ, đau dữ dội, kéo dài, nhất là ở người lớn tuổi. Cảm giác và vị trí đau nhức tùy theo nơi nhánh thần kinh bị tổn thương và chỉ ở một bên cơ thể, rất hiếm khi bệnh xuất hiện ở hai bên.


Bệnh tiến triển khoảng 2-3 tuần tùy theo sức đề kháng của người bệnh và vị trí tổn thương, càng trẻ diễn tiến càng nhanh, nhẹ và tự khỏi. Bệnh nặng có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như bị mù nếu tổn thương dây thần kinh thị giác, liệt mặt, mất vị giác khi tổn thương dây thần kinh mặt...




Vết thương tổn sẽ để lại sẹo tròn bạc màu, sắp xếp từng đám và dần dần màu da sẽ trở lại bình thường. Người bệnh lớn tuổi nhất là người già thường sau khi hết các triệu chứng vẫn cảm thấy đau nhức rất nhiều ở các sẹo của bệnh, tạo nên chứng sau zona.




Đông y coi zona thuộc chứng đơn hoặc chứng “sang” và cho rằng bệnh là do can, đởm có phong nhiệt hoặc có thấp nhiệt ở bên trong xuất ra ngoài da gây nên. Một nguyên nhân nữa là do độc tà ứ trệ, kinh mạch không thông khiến cho khí trệ huyết ngưng gây đau như kim châm liên tục. Để điều trị bệnh này Đông y dùng pháp thanh nhiệt, giải độc.
Một số bài thuốc thường dùng theo thể bệnh


rau răm  
Thể thấp nhiệt: Vùng tổn thương màu đỏ, mụn nước tụ lại, chất nước trong vỡ ra hoặc lở loét đau nhức ấn vào đầy trướng, mạch nhu sác hoặc hoạt sác, lưỡi hơi đỏ, rêu lưỡi trắng bệu hoặc vàng bệu, phải thanh hóa thấp nhiệt, lương huyết, giải độc.
Dùng bài Ý dĩ nhân, xích đậu thang gia giảm: Ý dĩ nhân 15g, đậu đỏ 15g, phục linh bì 12g, kim ngân hoa 12g, địa phu tử 12g, sinh địa 12g, xa tiền tử 10g, xa tiền thảo 10g, xích thược 10g, mã xỉ hiện (rau sam) 10g, cam thảo 6g, hoắc hương 9g, bội lan 9g. Sắc uống ngày 1 thang.

Do nhiệt độc: Vùng tổn thương màu đỏ, có thể có nốt ban có nước mọc gom lại một chỗ hoặc giống như dải khăn, người bệnh cảm thấy nóng rát, đêm không ngủ được, họng khô, miệng đắng, nước tiểu vàng, táo bón, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng hoặc vàng khô, mạch huyền, sác.

Phép trị: thanh nhiệt tả hỏa, giải độc, giảm đau. Dùng bài Đại thanh liên kiều thang gia giảm: đại thanh diệp 9g, huyền sâm 9g, quán chúng 9g, hoàng cầm 9g, liên kiều 12g, kim ngân hoa 12g, sinh địa 12g, mã xỉ hiện 15g, đơn bì sao 6g, xích thược 6g, lục đậu 15-30g. Sắc uống ngày 1 thang.

Do khí trệ huyết ngưng: bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, sau khi vết thương đã lành, còn rất đau, đêm không ngủ được, ngũ tâm phiền nhiệt, lưỡi đỏ hoặc đỏ tối, rêu lưỡi ít hoặc rêu trắng nhạt, mạch tế, sáp.

Phép trị thư can, lý khí thông lạc giảm đau. Dùng bài Kim linh tử tán gia giảm: Kim linh tử 9g, uất kim 9g, tử thảo căn 9g, huyền hồ sách 6-9g, sài hồ (tẩm giấm) 6g, thanh bì 6g, bạch thược sao 12g, đương quy 12g, ty qua lạc (xơ mướp) 10g. Sắc uống ngày một thang.

Thể can kinh uất nhiệt: có nốt ban đỏ, có nước, mặt căng bóng, đau như lửa đốt, họng khô miệng khát, người bứt rứt khó chịu, dễ nổi nóng, ăn không ngon, táo bón, nước tiểu vàng đậm, rêu lưỡi vàng, mạch huyền, hoạt, sác. Điều trị phải thanh nhiệt, lợi thấp, giải độc, giảm đau.

Dùng bài Long đởm tả can thang gia giảm: Long đởm thảo 12g, hoàng cầm 12g, chi tử 16g, trạch tả 12g, mộc thông 12g, đương quy 12g, sinh địa 16g, cam thảo 16g, huyền sâm 16g, mạch môn 16g. Sắc uống ngày một thang.

Nếu bệnh ở vùng đầu mặt thêm cúc hoa 12g, ở vai và tay gia khương hoạt 12g, khương hoàng 10g, ở chi dưới thêm ngưu tất 12g, độc hoạt 12g. Trường hợp huyết nhiệt thêm bạch mao căn 12g, đan bì 12g.

Nếu bội nhiễm, nhiệt độc thịnh thêm kim ngân hoa 12g, bồ công anh 12g, thạch cao 10g. Táo bón thêm đại hoàng 8g. Nếu đau nhiều thêm huyền hồ 12g, xuyên luyện tử 10g. Người già, sức yếu gia phòng đảng sâm 16g, hoàng kỳ 12g.

Thể tỳ hư, thấp trệ: Sắc ban chẩn không tươi, mụn nước dày có thủy bào lớn, loét chảy nước thì đau nhẹ hơn, miệng khô khát, chán ăn, bụng đầy, phân lỏng, lưỡi bệu, sắc nhợt, rêu trắng dầy hoặc nhầy, mạch trầm, hoạt.
chỉ tử

Dùng Bài trừ thấp vị linh lang để kiện tỳ, trừ thấp, giải độc: Dùng thương truật 16g, hậu phác 16g, trần bì 12g, bạch truật 16g, bạch linh 16g, trạch tả 12g, trư linh 12g, cam thảo 6g, nhục quế 4g, sinh khương 4g, khương hoạt 12g, đại táo 10g, kim ngân hoa 12g, bồ công anh 12g, huyền hồ 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thể khí trệ huyết ứ: Nốt phỏng sắc tối, đau liên tục, môi thâm, móng tay xanh, chân tay lạnh, mệt mỏi, da đã lành mà vẫn đau. Lưỡi có điểm ứ huyết hoặc tím. Phép trị: hoạt huyết, khử ứ, hành khí, giảm đau, giải độc.

Dùng bài Huyết phủ trục ứ thang: Đương quy 18g, sinh địa 18g, đào nhân 16g, hồng hoa 10g, chỉ xác 12g, xích thược 12g, sài hồ 6g, cam thảo 6g, cát cánh 8g, xuyên khung 6g, ngưu tất 18g.

Trường hợp đau nhiều thêm huyền hồ 10g, nhũ hương 10g, một dược 10g, đan sâm 12g, táo bón thêm đại hoàng 10g. Người già sức yếu thêm đảng sâm 12g, hoàng kỳ 12g. Bệnh ở vùng đầu, mặt thêm ngưu bàng tử 10g, dã cúc hoa 12g, thạch quyết minh 10g, ở vùng sườn ngực thêm qua lâu nhân 12g.

Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013

CÁCH ĐIỀU TRỊ ZONA THẦN KINH HIỆU QUẢ


Coi chừng mắc zona hạch gối sau khi bị thủy đậu



Bệnh xảy ra sau khi bị thủy đậu
Ở những bệnh nhân bị bệnh thủy đậu đã khỏi, song virut gây bệnh thủy đậu vẫn tồn tại bất hoạt dưới dạng ngủ đông ở hạch rễ lưng của thần kinh tủy sống, bị ức chế bởi hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên nhiều năm sau, khi gặp điều kiện thuận lợi như cơ thể bệnh nhân bị nhiễm khuẩn, chấn thương, suy yếu hệ miễn dịch..., virut gây bệnh thủy đậu năm xưa sẽ thoát khỏi sự ức chế miễn dịch, phát triển thành dạng hoạt động, di chuyển đến sừng sau tủy sống và gây tổn thương viêm dọc đường đi của dây thần kinh tủy sống ra da.

Sau khi tổn thương, các tế bào thần kinh cảm giác ngoại biên sẽ có ngưỡng hoạt động thấp hơn và đáp ứng mạnh hơn với các kích thích gây nên tình trạng rối loạn cảm giác đau cho bệnh nhân. Bệnh còn có thể ảnh hưởng đến các neurone vận động do viêm nhiễm sừng sau tủy sống trong đó dễ bị tổn thương nhất là vùng dây thần kinh mặt. Trường hợp varicella zoster virut tái hoạt gây viêm nhiễm hạch gối thần kinh mặt, kèm hồng ban mụn nước đau nhức ở vành tai cùng bên và yếu cơ mặt đồng thời với các triệu chứng khác, đó là hội chứng Ramsay Hunt.


Các vị trí tổn thương trong hội chứng Ramsay Hunt.


Dấu hiệu phát hiện bệnh



Bệnh thường khởi phát đột ngột và dữ dội. Bệnh nhân bị yếu liệt mặt một bên, đau nhức nhiều và kèm theo chóng mặt, có khi biểu hiện giống như bệnh nhân bị đột quỵ. Mặc dù có những triệu chứng thần kinh có vẻ nặng, hội chứng Ramsay Hunt vẫn có thể được điều trị hiệu quả tốt, ngoại trừ một số ít trường hợp bệnh nhân có thể bị liệt cơ mặt vĩnh viễn và giảm thính lực. Việc phát hiện và điều trị sớm khi bệnh mới phát có ý nghĩa làm giảm các triệu chứng cũng như các biến chứng về sau.

Các dấu hiệu phát hiện bệnh gồm: hồng ban mụn nước đau rát ở một bên trái hoặc phải, vành tai, ống tai ngoài, vòm miệng hay lưỡi. Bệnh nhân bị liệt mặt cùng bên với vùng tai bị tổn thương. Mắt nhắm không kín một bên. Đau nhức tai, ù tai, nghe kém. Chóng mặt, buồn nôn, cảm giác tê lưỡi, thay đổi vị giác ở vùng 2/3 trước lưỡi.

Biến chứng

Những bệnh nhân được điều trị sớm trong vòng 72 giờ đầu thường khỏi hẳn và không để lại biến chứng gì. Tuy nhiên, một số ít bệnh nhân dù được điều trị sớm, bệnh có thể gây điếc hay liệt mặt vĩnh viễn. Bên cạnh đó, các biến chứng khác có thể gặp là:

Cử động bất thường ở mặt, là tình trạng xảy ra khi virut gây tổn thương nghiêm trọng thần kinh mặt, sau đó thần kinh tái phát triển bị sai vị trí. Điều này dẫn đến các đáp ứng thần kinh không phù hợp như chớp mắt, chảy nước mắt khi bệnh nhân cười, nói chuyện hay nhai.

Tổn thương mắt: Liệt thần kinh mặt do hội chứng Ramsay Hunt làm mắt ở bên bị tổn thương nhắm không kín, có thể gây tổn thương giác mạc mắt với các triệu chứng đau nhức mắt và nhìn không rõ.
là lốt

Những tác hại thần kinh: Một số ít trường hợp, Va ricella zoster virut có thể gây tổn thương đến các thần kinh khác hoặc xâm nhập vào não, tủy sống gây viêm não, viêm màng não virut. Đau nhức thần kinh sau zona xảy ra do tổn thương các sợi thần kinh dẫn truyền gây cảm giác đau đớn kéo dài sau khi các sang thương và triệu chứng khác của hội chứng đã khỏi.

Lưu ý trong điều trị và phòng bệnh
Tuy hội chứng Ramsay Hunt không phải là một bệnh cấp cứu nhưng vẫn cần được chẩn đoán và điều trị sớm trong vòng 72 giờ đầu để giảm cơn đau, giảm mức độ tổn thương và hạn chế các biến chứng về sau. Việc điều trị chủ yếu là giảm đau, giảm cảm giác khó chịu, làm lành các bóng nước và ngăn chặn bệnh lan rộng. Một số thuốc thường dùng là: thuốc kháng virut như acyclovir, famciclovir, valacyclovir, ribavirine; kháng viêm loại corticosteroid; giảm đau thần kinh như amitriptyline, pregabalin...; nếu bệnh nhân đau nhiều có thể được chiếu laser hồng ngoại hoặc phong bế thần kinh.

Trường hợp triệu chứng liệt mặt vẫn còn sau khi điều trị, cần dùng vật lý liệu pháp để phục hồi một phần chức năng vận động của các cơ mặt. Thuốc botulinum toxin có thể được dùng để giúp bệnh nhân nhắm mắt được kín. Thời gian hồi phục của bệnh có thể kéo dài từ nhiều tuần đến nhiều tháng. Đối với các ca bệnh nặng hoặc điều trị muộn, các triệu chứng tổn thương thần kinh có thể tồn tại lâu dài và khó phục hồi.

Hiện nay, việc dùng vaccin zostavax để phòng bệnh zona và những bệnh khác có liên quan đến Varicella zoster virut cho bệnh nhân đã từng bị thủy đậu trên 60 tuổi và mở rộng ra các đối tượng trẻ hơn. Đối với trẻ em, việc tiêm phòng bệnh thủy đậu bằng Varicella virut vaccin ngay từ khi còn nhỏ là biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa bệnh zona và những bệnh khác do Varicella zoster virut gây ra. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên đưa con đi tiêm phòng đầy đủ để phòng bệnh. 
zona ở mặt
Một vài nghiên cứu cho thấy: khoảng 10% bệnh nhân đã từng mắc bệnh thủy đậu bị mắc hội chứng Ramsay Hunt. Tuy nhiên bệnh thường xảy ra ở người trên 40 tuổi, trong khi hiếm gặp ở trẻ em. Mặc dù bệnh không lây nhưng những người tiếp xúc với bệnh nhân có thể bị thủy đậu nếu họ chưa được tiêm phòng bệnh này. Bệnh có thể diễn tiến rất nặng ở những bệnh nhân có hệ thống miễn dịch suy giảm nghiêm trọng. Trong thời gian bệnh bộc phát, các mụn nước còn tồn tại, bệnh nhân nên được cách ly để phòng lây cho người xung quanh.

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

CÁC GIAI ĐOẠN CỦA BỆNH ZONA



Các giai đoạn của bệnh zona và cách điều trị

zona thần kinh

Các giai đoạn của bệnh zona và cách điều trị

Bệnh zona có ba giai đoạn:

Giai đoạn đầu của bệnh zona được gọi là Giai đoạn Prodromal.

Đây là giai đoạn trước khi phát ban. Khi bệnh zona mới xuất hiện thông thường người bệnh sẽ có cảm giác ngứa ran, đau, hoặc nóng ran ở một vùng cụ thể trên cơ thể. 

Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn phát triển:

Giai đoạn này trên một vùng cơ thể bắt đầu phát ban, mụn nước bắt đầu xuất hiện. Các vùng hay bị zona tấn công phổ biến nhất là các thân và mặt. Ban đầu, các chất lỏng bên trong có màu trong nhưng dần hình thành mủ và đục. Tại giai đoạn này của bệnh zona, cơn đau bắt đầu tăng dần và nó làm người bệnh có cảm giác đau nhức. Các vết thương cuối cùng sẽ đóng vẩy và các vùng phát ban có thể chữa lành trong khoảng 2-4 tuần ... đôi khi lâu hơn.

Hãy xem những hình ảnh để xác định của các phát ban Bệnh giời leo. 

hình minh họa


Một trong những giai đoạn tiếp theo của bệnh zona là đau dây thần kinh sau Herpetic .

Ở giai đoạn này, bệnh trở nên nghiêm trọng, đặc trưng là nhưng cơn đau cùng cực, nóng rát, đâm xuyên, dai dẳng. 

Giai đoạn lây nhiễm nhất là giai đoạn phát triển của bệnh, đặc biệt là những người đang có một hệ thống miễn dịch suy yếu. Một khi các mụn nước bắt đầu bị phá vỡ, sự nhiễm trùng gia tăng và làm tăng khả năng lây nhiễm. Ngoài ra, bệnh zona có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho mắt và có thể làm tổn thương vĩnh viễn.

Sau đây là một số phương pháp điều trị:

Đầu tiên, virus bệnh zona là do virus varicella-zoster herpes (còn gọi đơn giản là zoster). Virut này cùng loại virus gây ra thủy đậu (mà hầu hết mọi người đều mắc khi còn bé). Virus này không bao giờ hoàn toàn biến mất, nó chỉ ở trạng thái ngủ (không hoạt động) bên trong cơ thể của bạn.

Khi xảy ra bệnh zona, virus này sẽ hoạt động trở lại và nó có thể bùng phát thành nhưng mảng mụn nước gây ra đau đớn cực kỳ cho người bệnh. Tóm lại Bệnh zona là gì, về cơ bản là bệnh viêm dây thần kinh và vùng da xung quanh nó.

Hầu hết các trường hợp bệnh zona sẽ kéo dài khoảng 2-4 tuần. Mặc dù, nó có thể được điều trị nhưng vẫn có cơ hội quay trở lại.
zona thần kinh ở vai

Một số trường hợp bác sĩ sẽ kê toa cho thuốc cụ thể như:

Thuốc giảm đau: efferalgan codein (paracetamol + codein). Thuốc là loại thuốc sủi bọt, có tác dụng giảm đau mạnh. Các trường hợp bệnh nhân dị ứng với thành phần của thuốc, hoặc bệnh nhân suy gan - thận không được dùng. Ngoài ra có thể dùng thuốc giảm đau chống viêm không corticoid như aspirin. Lưu ý, uống sau ăn no. Chống chỉ định trong trường hợp loét dạ dày - tá tràng, dị ứng với thành phần của thuốc.

Corticoid (prednisolon): Liều 1mg/kg/ngày x 3 ngày đầu, sau đó giảm dần (giảm 10mg mỗi 3 ngày) rồi cắt, thường uống trong vòng 15 ngày. Chống chỉ định trong trường hợp có mẫn cảm với thuốc. Thận trọng cho người bệnh loãng xương, loét dạ dày - tá tràng, tiểu đường, tăng huyết áp, suy tim, trẻ em đang lớn. Tác dụng không mong muốn: mất ngủ, thần kinh dễ bị kích động, đục thể thủy tinh, glôcôm, phù, tăng huyết áp, loét dạ dày - tá tràng, loét thực quản, viêm tuỵ...

Thuốc kháng virut (acyclovir, famyclovir...): viên nén 200mg, 400mg, 800mg. Liều 800mg x 5 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 4 giờ. Thời gian điều trị từ 5-7 ngày. Thuốc được dùng ngay khi mới mắc bệnh hoặc khi có mụn nước xuất hiện. Thuốc có tác dụng làm giảm cường độ và thời gian đau sau zona, càng điều trị sớm hiệu quả càng cao. Chống chỉ định trong trường hợp có mẫn cảm với thuốc. Tác dụng không mong muốn: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, nhức đầu. Thận trọng trong trường hợp có thai và cho con bú.

Trường hợp đau sau khi Zona đã bị đẩy lùi

Amitriptyline: viên nén 25mg, liều từ 25-75mg/ngày chia 2 lần. Lúc đầu dùng liều thấp sau tăng dần. Thuốc có tác dụng tốt trong trường hợp đau rát bỏng, đau như xé. Tác dụng phụ: hạ huyết áp tư thế, ngủ gà, lú lẫn, khô miệng, run, táo bón, bí đái, tăng cân. Chống chỉ định: glôcôm góc đóng, u tuyến tiền liệt, loạn nhịp tim, rối loạn dẫn truyền, động kinh, có thai.


Trong trường hợp đau từng cơn, đau như dao đâm, đau nhói hoặc co cơ hay máy cơ... có thể dùng các thuốc sau với liều thấp sau đó tăng dần tới liều tác dụng.

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

PHÂN BIẾT ZONA THÂN KINH VÀ DỊ ỨNG CON TRÙNG



Do 2 loại bệnh này về mặt lâm sàng có nhiều điểm giống nhau nên nhiều người lầm tưởng là cùng 1 bệnh.


Bệnh viêm da tiếp xúc gây ra bởi côn trùng thường xuất hiện vào những tháng thời tiết giao mùa, có mưa bão.


Chưa xác định chính xác loại côn trùng nào gây bệnh nhưng theo một số chuyên gia nguyên nhân có thể là do kiến 3 khoang. 


Bệnh thường xuất hiện đột ngột sau buổi sáng ngủ dậy, ở những vùng hở như: cổ, mặt, tay, chân... cũng có thể ở những vùng da khác.


Thường chỉ có 1 thương tổn, viêm đỏ giống như vết cào xước, có xu hướng tạo thành vệt dài.


Người bệnh cảm thấy bỏng rát, phù nhẹ, ít ngứa, kèm theo nhiều mụn nhỏ có màu vàng nhạt giống như mụn mủ.


Nếu điều trị đúng thì sau khoảng 5 - 7 ngày tổn thương sẽ khô.


Để phòng bệnh này, bác sỹ khuyên mọi người nên thực hiện các biện pháp để tránh côn trùng tiếp xúc với vật dụng như quần áo, khăn mặt, da của mình.

Nên đi khám chuyên khoa da liễu, không tự ý mua thuốc điều trị.

viên da do côn trùng

Còn bệnh zona (herpes zoster, zoster, shingles) người dân thường gọi là bệnh dời leo.


Bệnh hình thành do Varicella - Zoster virus (VZV), thường gặp ở những người trước đó đã bị thủy đậu.


Khi cơ thể suy nhược, mệt mỏi, căng thẳng, mắc các bệnh khác làm suy giảm miễn dịch như bệnh lao, AIDS... thì virus sẽ theo đường thần kinh tái hoạt gây bệnh.


Khởi đầu. người bệnh thường sốt nhẹ khoảng 38 độ C, nhức đầu, mệt mỏi, đau xương sống, đau nhức dọc theo dây thần kinh vùng da chuẩn bị nổi thương tổn và chỉ xuất hiện ở một bên người (trừ trường hợp ở bệnh nhân AIDS).


Tiếp theo, là nổi những mụn nước, thường liên kết lại với nhau (dính chùm), quan sát kỹ có thể thấy vết lõm giữa trên bề mặt của mụn nước. 


Thương tổn chỉ gây đau nhức chứ không gây ngứa, vị trí thường gặp là liên sườn và thường có viêm hạch liên quan.


Bệnh sẽ khỏi trong 2 đến 3 tuần, sau khi lành bệnh có thể để lại dấu hiệu giảm sắc trên da.

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

BỆNH ZONA CÓ LÂY KHÔNG




Tôi năm nay 27 tuổi, 3 năm trước tôi bị bệnh zona. Tôi có chữa trị nhưng bị để lại di chứng đau nhức liên tục vùng mắc bệnh, bề mặt da chỗ bệnh mất cảm giác. Tôi đã chữa nhiều lần ở bệnh viện tỉnh, nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm. Vậy xin hỏi bác sĩ, bệnh này có thể chữa khỏi không?
zona thần kinh ở mặt

Bệnh zona cho miễn dịch vĩnh viễn nên hầu như người bệnh chỉ mắc bệnh duy nhất 1 lần trong đời. Dù vậy, khả năng này có thể bị loại trừ ở những người có miễn dịch quá suy giảm như HIV/AIDS; người đang dùng các chất corticoid, thuốc điều trị ung thư...

Ở người có tuổi, zona thường để lại di chứng đau sau khi mắc bệnh như trường hợp của ông. Bấy giờ, dù thương tổn da đã lành nhưng người bệnh vẫn bị đau nhức, xáo trộn cảm giác một thời gian. Có một số thuốc giúp cải thiện tình trạng này. Tuy nhiên, cần phải khám thật kỹ mới cho toa thuốc cụ thể được, những người bị zona nên kiêng các thức ăn có nhiều đạm như cua, sò, ốc hến, và các loại hải sản khác.

Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

KIẾN BA KHOANG GAY ZONA THẦN KINH



Nhiều hộ dân ở Hà Nội lo lắng vì kiến ba khoang xuất hiện
Thứ năm, 01/12/2013 10:33


Kiến ba khoang từng gây ra những đợt viêm da kích ứng cho nhiều người ở Thừa Thiên - Huế đã xuất hiện ở Hà Nội. Ở TP.HCM cũng có một số bà mẹ lo lắng khi trong nhà xuất hiện loại kiến này...

Thông tin từ Viện Da liễu trung ương, tính từ đầu tháng 10 đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận hơn 1.300 bệnh nhân, chủ yếu ở khu vực Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, bị viêm da tiếp xúc do côn trùng (trong đó có kiến ba khoang) tới khám. Đây là con số cao nhất tính từ đầu năm tới nay và tất cả các tháng trong năm 2011.


Tại Bệnh viện Da liễu Hà Nội, anh N.X.T. ở Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội cho chúng tôi xem một vùng da tấy đỏ sưng nề, giữa vùng da đỏ có vết thâm to bằng nửa bàn tay, anh phàn nàn bị ngứa ngáy và sưng nề ba ngày, biểu hiện nề có kèm theo đau rát.


Thêm đau do... uống thuốc nhầm bệnh


Anh T. đã ra hiệu thuốc mua ba loại thuốc, trong đó có cả thuốc kháng virút vì được tư vấn đã mắc bệnh zona thần kinh. Anh T. vừa bôi vừa uống trong hơn một ngày nhưng đau, nề không đỡ mà còn có biểu hiện tăng. Cùng tình trạng với anh T. là chị N.T.N. ở Võ Cường, thành phố Bắc Ninh. Theo chị N., gia đình chị có ba dì cháu thì cả ba đều có biểu hiện viêm, ngứa, sau đó là sưng nề, loét vết sưng ở các vùng da hở như mặt, cổ, cánh tay. Tuy nhiên, tình trạng mọi người trầm trọng đến nỗi vết nề này hết thì lại xuất hiện vết khác, rất ngứa ngáy, khó chịu.


Chị N.B.H., cư dân khu đô thị Việt Hưng, Hà Nội, bệnh nhân viêm da tiếp xúc tới khám tại Bệnh viện Da liễu Hà Nội, cho biết từ khoảng ba tuần nay khu chị ở xuất hiện loại côn trùng lạ bay vào nhà, tuy không đến mức thu được hàng nắm như thiêu thân nhưng bắt rất dễ. Chị lấy giấy mềm bắt vài con so sánh với hình ảnh kiến ba khoang được giới thiệu trên mạng thì thấy rất giống, với ba khoang khác màu nhau.


Không nên tự điều trị


Bác sĩ Nguyễn Minh Quang, phó giám đốc Bệnh viện Da liễu Hà Nội, cho hay bệnh nhân viêm da kích ứng liên quan đến các loại côn trùng như kiến ba khoang, bướm, thiêu thân... bắt đầu xuất hiện tại Hà Nội từ khoảng ba tuần trở lại đây khiến số lượng bệnh nhân đến viện khám bệnh tăng khá mạnh.


Bác sĩ Quang khuyến cáo người dân nên đóng cửa khi trời tối. Trường hợp côn trùng đã vào nhà nên tắt đèn điện để đuổi côn trùng. Khi đã bị côn trùng bay vào người, không nên lấy tay giết côn trùng mà nên xua để côn trùng bay đi. Trường hợp bị dịch tiết của côn trùng dính vào người nên lấy nước sạch, nước muối, xà phòng xối vào vùng có côn trùng đậu. Nếu đã bị bỏng da, nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị đúng.






Theo ông Quang, khác với bệnh zona thần kinh mà nhiều người lầm tưởng, viêm da tiếp xúc liên quan đến côn trùng thường xuất hiện ở các vùng da hở, sau khi bị dịch tiết của côn trùng làm bỏng da, người bệnh thường có biểu hiện đau, rát vùng bỏng nhưng đó là cảm giác đau ngoài da, còn cảm giác đau của zona thần kinh là hiện tượng giật, đau thần kinh dưới da. Tuy nhiên do lầm tưởng và tự mua thuốc chữa bệnh, nhiều người chữa không đúng bệnh khiến bệnh nặng thêm.

Phân biệt viêm da tiếp xúc do côn trùng và zona


Viêm da tiếp xúc gây ra do côn trùng trước đây thường xuất hiện vào những tháng thời tiết giao mùa, có mưa bão, đã có nơi thành dịch. Đến nay vẫn chưa xác định chính xác loại côn trùng nào gây bệnh.


Nếu tiếp xúc vào chất tiết của chúng, người bệnh hay xuất hiện các triệu chứng đột ngột sau buổi sáng ngủ dậy, ở những vùng hở như: cổ, mặt, tay, chân... Thường là một thương tổn nhiều hơn là nhiều thương tổn, ở một hoặc hai bên, viêm đỏ giống như vết cào xước, có xu hướng tạo thành vệt dài, người bệnh cảm thấy bỏng rát, phù nhẹ, ít ngứa, kèm theo nhiều mụn nhỏ có màu vàng nhạt giống như mụn mủ. Điều trị đúng và kịp thời, bệnh sẽ khỏi trong khoảng một tuần, không để lại sẹo.


Còn bệnh zona thường gặp ở những người trước đó đã bị thủy đậu, sau đó virút di chuyển đến sống tiềm ẩn tại các hạch cảm giác ở thần kinh vùng thắt lưng. Khi cơ thể suy nhược, mệt mỏi hoặc sau những ngày làm việc căng thẳng, mắc các bệnh khác làm suy giảm miễn dịch như bệnh lao, AIDS... thì virút sẽ theo đường thần kinh tái hoạt gây bệnh.


Khởi đầu thường sốt nhẹ khoảng 38oC, nhức đầu, mệt mỏi, đau xương sống, đau nhức dọc theo dây thần kinh vùng da chuẩn bị nổi thương tổn và chỉ xuất hiện ở một bên người (trừ trường hợp ở bệnh nhân AIDS). Tiếp theo là nổi mụn nước, thường liên kết lại với nhau (dính chùm), quan sát kỹ có thể thấy lõm giữa trên bề mặt của mụn nước. Đau nhức chứ không ngứa. Vị trí hay gặp là liên sườn. Thường có viêm hạch liên quan.


Bệnh sẽ khỏi trong 2-3 tuần, sau khi lành bệnh có thể để lại dấu hiệu giảm sắc trên da, ở bệnh nhân lớn tuổi thì đau sau zona là rất thường gặp.

Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

CÁC GIAI ĐOẠN BÊNH ZONA VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ



Các giai đoạn của bệnh zona và cách điều trị


Các giai đoạn của bệnh zona và cách điều trị

Bệnh zona có ba giai đoạn:

Giai đoạn đầu của bệnh zona được gọi là Giai đoạn Prodromal.

Đây là giai đoạn trước khi phát ban. Khi bệnh zona mới xuất hiện thông thường người bệnh sẽ có cảm giác ngứa ran, đau, hoặc nóng ran ở một vùng cụ thể trên cơ thể. 

Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn phát triển:

Giai đoạn này trên một vùng cơ thể bắt đầu phát ban, mụn nước bắt đầu xuất hiện. Các vùng hay bị zona tấn công phổ biến nhất là các thân và mặt. Ban đầu, các chất lỏng bên trong có màu trong nhưng dần hình thành mủ và đục. Tại giai đoạn này của bệnh zona, cơn đau bắt đầu tăng dần và nó làm người bệnh có cảm giác đau nhức. Các vết thương cuối cùng sẽ đóng vẩy và các vùng phát ban có thể chữa lành trong khoảng 2-4 tuần ... đôi khi lâu hơn.

Hãy xem những hình ảnh để xác định của các phát ban Bệnh giời leo. 



Một trong những giai đoạn tiếp theo của bệnh zona là đau dây thần kinh sau Herpetic .

Ở giai đoạn này, bệnh trở nên nghiêm trọng, đặc trưng là nhưng cơn đau cùng cực, nóng rát, đâm xuyên, dai dẳng. 

Giai đoạn lây nhiễm nhất là giai đoạn phát triển của bệnh, đặc biệt là những người đang có một hệ thống miễn dịch suy yếu. Một khi các mụn nước bắt đầu bị phá vỡ, sự nhiễm trùng gia tăng và làm tăng khả năng lây nhiễm. Ngoài ra, bệnh zona có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho mắt và có thể làm tổn thương vĩnh viễn.

Sau đây là một số phương pháp điều trị:

Đầu tiên, virus bệnh zona là do virus varicella-zoster herpes (còn gọi đơn giản là zoster). Virut này cùng loại virus gây ra thủy đậu (mà hầu hết mọi người đều mắc khi còn bé). Virus này không bao giờ hoàn toàn biến mất, nó chỉ ở trạng thái ngủ (không hoạt động) bên trong cơ thể của bạn.

Khi xảy ra bệnh zona, virus này sẽ hoạt động trở lại và nó có thể bùng phát thành nhưng mảng mụn nước gây ra đau đớn cực kỳ cho người bệnh. Tóm lại Bệnh zona là gì, về cơ bản là bệnh viêm dây thần kinh và vùng da xung quanh nó.

Hầu hết các trường hợp bệnh zona sẽ kéo dài khoảng 2-4 tuần. Mặc dù, nó có thể được điều trị nhưng vẫn có cơ hội quay trở lại.

Một số trường hợp bác sĩ sẽ kê toa cho thuốc cụ thể như:

Thuốc giảm đau: efferalgan codein (paracetamol + codein). Thuốc là loại thuốc sủi bọt, có tác dụng giảm đau mạnh. Các trường hợp bệnh nhân dị ứng với thành phần của thuốc, hoặc bệnh nhân suy gan - thận không được dùng. Ngoài ra có thể dùng thuốc giảm đau chống viêm không corticoid như aspirin. Lưu ý, uống sau ăn no. Chống chỉ định trong trường hợp loét dạ dày - tá tràng, dị ứng với thành phần của thuốc.

Corticoid (prednisolon): Liều 1mg/kg/ngày x 3 ngày đầu, sau đó giảm dần (giảm 10mg mỗi 3 ngày) rồi cắt, thường uống trong vòng 15 ngày. Chống chỉ định trong trường hợp có mẫn cảm với thuốc. Thận trọng cho người bệnh loãng xương, loét dạ dày - tá tràng, tiểu đường, tăng huyết áp, suy tim, trẻ em đang lớn. Tác dụng không mong muốn: mất ngủ, thần kinh dễ bị kích động, đục thể thủy tinh, glôcôm, phù, tăng huyết áp, loét dạ dày - tá tràng, loét thực quản, viêm tuỵ...

Thuốc kháng virut (acyclovir, famyclovir...): viên nén 200mg, 400mg, 800mg. Liều 800mg x 5 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 4 giờ. Thời gian điều trị từ 5-7 ngày. Thuốc được dùng ngay khi mới mắc bệnh hoặc khi có mụn nước xuất hiện. Thuốc có tác dụng làm giảm cường độ và thời gian đau sau zona, càng điều trị sớm hiệu quả càng cao. Chống chỉ định trong trường hợp có mẫn cảm với thuốc. Tác dụng không mong muốn: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, nhức đầu. Thận trọng trong trường hợp có thai và cho con bú.


Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2013

PHÂN BIỆT BỆNH ZONA VÀ CÁC BỆNH NGOÀI DA



Phân biệt bệnh Zona như sau:

- Mụn giộp hay còn gọi là Herpes, có ở vị trí bất kỳ, thường ở cạnh khóe miệng và bộ phận sinh dục, ít đau hơn và hay tái phát.

- Thủy đậu: Đa số là bóng nước, rải rác toàn thân, có trong niêm mạc miệng. Các bóng nước không xuất hiện đồng loạt mà nổi kế tiếp nhau.


Phân biệt bệnh Zona và các bệnh ngoài da khác

- Chốc dạng bóng nước: Bóng nước vỡ nhanh, đóng mày màu mật o­ng, rải rác ở đầu, mặt, cổ.

Những người trẻ tuổi thì bệnh Zona thường nhẹ và nhanh lành, còn đối với những người già thì thường kéo dài hơn và gây đau nhức, bệnh thường kéo dài từ 2 – 3 tuần tùy theo sức đề kháng của cơ thể người bệnh.
bênh zona nếu không được chữa trị nhanh nó sẽ biến trứng sang các bệnh sẽ gây ra nguy hiểm cho bản thân

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

BỆNH ZONA CÓ PHẢI LÀ HIỆN TƯỢNG GIỜI LEO

Hỏi: Minh Thu, Chào bác sĩ, em nghe nhiều người nói Bệnh Zona chính là hiện tượng giời leo và có hiện tượng sùi da, bỏng dát phải không ạ? Em cảm ơn! 



Trả lời:


Chào bạn , cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc về hòm thư tư vấn của phòng khám đa khoa Năm Châu, chúng tôi xin trả lời bạn như sau: Bệnh Zona và hiện tượng giời leo có biểu hiện rất giống nhau: mẩn đỏ, rát… nhưng thực chất đây là 2 bệnh hoàn toàn khác nhau và cách điều trị cũng khác.


ch phân biệt bệnh Zona và hiện tượng giời leo:


Bệnh Zona là tình trạng nhiễm virus Herpes Zoster cấp tính của hệ thần kinh trung ương và ngoại vi, thường chỉ xảy ra ở nửa bên cơ thể như một bên mặt, dọc theo một bên thân mình, rất hiếm khi vượt quá đường ranh giới giữa của cơ thể. Virus xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, màng tiếp hợp, rồi đến khu trú ở các hạch bạch huyết lân cận, qua đường máu đến gan, lách, rồi gây tổn thương ở da.Đây cũng chính là loai vi rut gây bệnhthuỷ đậu ở trẻ em Song song với quá trình gây thương tổn ở da, virus xâm nhập vào các hạch tủy sống và rễ sau của tủy sống, gây tổn thương các dây và rễ thần kinh cảm giác của bệnh nhân. Đây là nguyên nhân chính gây đau trong và sauzona.


Biểu hiện thường gặp của bệnh Zona


Người bệnh khởi đầu sốt nhẹ, khó chịu, nhức đầu, đau mình mẩy, đau xương sống, đau nhức nhiều vùng có tổn thương nhưng không thể chỉ ra được điểm đau cụ thể do vi rut phá huỷ và tấn công đầu mút các dây thần kinh cảm giác. Triệu chứng đau này còn tồn tại nhiều ngày sau khi các tổn thương ngoài da đã lành hẳn (có trường hợp tồn tại vài năm).


Vài ngày sau đó xuất hiện các mụn nước mọc thành chùm, to nhỏ và ở các độ tuổi khác nhau , trên nền da có màu hồng (còn gọi là nền hồng ban). Các mụn nước này hợp lại thành bọng nước chứa dịch trong, sau đó hóa đục, vỡ ra, khô lại và đóng thành vảy. Thông thường từ 1 – 3 tuần tổn thương sẽ lành (nếu không bị bội nhiễm), sau khi lành để lại sẹo mất sắc tố.


Hiện tượng giời leo là tình trạng bỏng da do tiếp xúc với côn trùng có mang theo axit photpho hữu cơ (con bọ giời). Bọ giời là một loai côn trùng, ban đêm nhìn thấy chúng có màu sáng xanh (lân tinh) khi chúng bò lên người chất tiết của chúng để lại trên da làm bỏng da. Do những ngày đầu da bỏng rát nên người bệnh thường đưa tay sờ lên mặt da rồi lại sờ vào chỗ da lành khác, chất gây bỏng này lại được mang đi chỗ khác tạo hiện tượng lây lan và có đặc thù là chỗ bị mới và sau này nhẹ hơn chỗ gốc bị đầu tiên rất nhiều (còn niêm mạc các ngón tay rất dày nên không bị tổn thương)


Biểu hiện thường gặp của hiện tượng giời leo


Tổn thương do bọ giời gây nên thường là một vệt hoặc một đám thường không lớn lắm da bị hồng đỏ đau rát, hiện tượng này nặng dần lên rồi da bị rộp lên nhăn nheo , bên dưới có một lớp nước mỏng , hoá mủ rồi da bị trợt da rỉ nước vàng rất nhiều, thời gian kéo dài lâu khoảng 1 – 2 tuần mới giảm dần và khỏi để lại một vùng da thâm. nếu có nhiễm trùng loét sau để lại sẹo. song song với vùng tổn thương chính còn có các nốt đỏ da rải rác ở bất kể ở chỗ nào mà tay sờ đến sau khi đã sờ vào chỗ tổn thương chính. Khi lành tổn thương không còn triệu chứng đau rát nữa .

- See more at: http://phongkhamnamchau.com/benh-zona/benh-zona-co-phai-la-hien-tuong-gioi-leo.html#sthash.RW0rWn99.dpuf

Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

ZONA THẦN KINH Ở TAI

Thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi cho một số virut phát triển và gây bệnh cho con người, trong đó có virut ái thần kinh zona. Loại virut này tấn công vào tất cả các dây thần kinh của cơ thể nhất là các dây thần kinh đi ở nông với đặc điểm của bệnh là chỉ gây tổn thương thần kinh một bên. Zona tai là tên gọi của bệnh khi virut gây bệnh tại hạch gối và theo đường đi của dây thần kinh sọ số VII (dây thần kinh mặt) và số VIII (dây thần kinh thính giác).
Dấu hiệu nhận biết khi zona





Khi bị nhiễm zona, người bệnh có cảm giác giống như khi bị nhiễm các virut khác. ệnh nhân sốt 38-39oC, đau mình mẩy, đau nhức đầu, người mệt mỏi, nước tiểu vàng... cùng lúc xuất hiện các triệu chứng định khu ở tai của zona. Bắt đầu bằng dấu hiệu đau tai dữ dội, cảm giác rát như bị bỏng, khó chịu dọc theo ống tai ngoài, vùng da trước và sau tai. Bệnh nhân cảm thấy đau nhức sâu trong tai. Triệu chứng đau tai diễn biến thành từng cơn, kéo dài trong vài ngày. Đôi khi cảm giác đau này lan xuống miệng, họng kèm theo rối loạn cảm giác ở họng, lưỡi làm người bệnh ăn uống như dùng phải đồ nóng.
Da vùng đau rát dần dần có những mụn nước nhỏ bằng đầu đinh ghim ngày càng nhiều, trong lòng chứa dịch màu vàng chanh nằm rải rác trên vùng da nắp tai, loa tai, cửa ống tai (gọi là vùng Ramsey - Hunt: đây là những nhánh của dây thần kinh). Sau vài ba ngày, những mụn nước này vỡ đi, lúc đó vị trí các mụn nước hình thành các vảy rồi bong dần để lại nhiều vết sẹo lấm tấm trắng trên da. Một số trường hợp virut zona làm tổn thương dây thần kinh điều khiển vận động cơ mặt (dây VII), bệnh nhân sẽ có biểu hiện liệt mặt cùng bên với mụn nước. Người bệnh phàn nàn bị nghe kém bên tai cùng với tai bị bệnh. Trong tai xuất hiện tiếng ù như tiếng ve kêu, dế kêu. Bệnh nhân có thể có biểu hiện chóng mặt, đi lại loạng choạng.
Cách chẩn đoán zona tai
Thăm khám lâm sàng thấy ở trước hay sau tai bệnh nhân có nổi những hạch nhỏ. Da ống tai ngoài dày, đỏ, có nhiều mụn nước ở các giai đoạn khác nhau, cái thì đã vỡ, cái đã tạo sẹo, có cái đang chứa dịch vàng. Nếu bệnh nhân chà xát nhiều vào vùng này, mụn nước sẽ bị nhiễm khuẩn làm bội nhiễm, có thể gây viêm tấy lan tỏa ống tai ngoài, viêm sụn vành tai... Màng nhĩ sung huyết đỏ. Đo thính lực đồ là kém tiếp nhận. Xét nghiệm máu không có nhiều giá trị, chỉ thấy bạch cầu giảm mức độ ít.
Khi nhiễm zona điều trị bằng cách nào?
Khi nhiễm zona thường được sử dụng nhóm thuốc kháng virut (acyclovir) hay dùng là zovirax liều thay đổi tùy theo tuổi. Ở trẻ em, uống 2 viên 200mg/ngày. Trẻ lớn và người lớn sử dụng 2 viên 800mg, chia 2 lần uống trong ngày. Thuốc được sử dụng từ 7-10 ngày. Kháng sinh chống bội nhiễm, kháng viêm, chống phù nề như alphachymotrypsin... Giảm đau bằng paracetamol. Nếu có kèm theo liệt mặt nên sử dụng thêm corticoid. Sử dụng vitamin B1, B6, B12 liều cao uống hoặc tiêm. Thuốc tăng cường miễn dịch cũng đang được áp dụng điều trị phối hợp.
Tại chỗ: Bôi thuốc mỡ kháng viêm, chống virut như mỡ zovirax vùng có mụn nước để giảm đau, chống viêm, chống tạo sẹo, chống tình trạng bội nhiễm của các mụn nước.
Phòng bệnh: Zona thường gây bệnh khi cơ thể bị suy giảm sức đề kháng, một số trường hợp có HIV (+) và zona là một trong những biểu hiện khi bệnh chuyển sang giai đoạn muộn. Do đó để tránh bị bệnh, việc giữ để có được một cơ thể khỏe mạnh bằng chế độ ăn uống, tập thể dục, lối sống và sinh hoạt lành mạnh góp phần rất quan trọng.

NGUYÊN NHÂN VÀ CHIỆU TRÚNG GÂY RA BỆNH ZONA THẦN KINH


CHỮA KHỎI ZONA THẦN KINH



Khi có triệu chứng “giời leo”, zona cần tuân thủ nguyên tắc: tuyệt đối không gãi, cạo, đắp đỗ xanh, gạo nếp… vì sẽ làm cho tổn thương sâu hơn.
“Giời leo” là từ dân gian chỉ tổn thương da cấp tính có mụn nước, mụn mủ, bọng nước. Nó có thể là viêm da do tiếp xúc với
côn trùng hoặc bệnh zona. Do đây là 2 bệnh khác hẳn nhau nên khi mắc, bệnh nhân cần đi khám chứ không nên tự ý dùng thuốc.

Viêm da tiếp xúc do côn trùng

Thường thì bệnh phát sau khi da tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp (qua quần áo khi phơi dính phải bụi phấn) từ một loại côn trùng. Tổn thương da là các đám đỏ, phù nề, có mụn nước, mụn mủ phía trên, đôi khi là dịch tiết, chảy nước; có khi là một vệt dài trông giống như bị cào xước. Các vết tổn thương có nền da sưng phù, ở giữa là các mụn mủ chi chít, xung quanh là quầng đỏ, nổi gờ lên cao hơn mặt da.

Tổn thương da có thể chỉ có một đám hoặc nhiều đám, thường khu trú ở vùng da hở như mặt, tay, chân và ở cả hai bên thân thể. Bệnh nhân bị rát ở bề mặt da, đôi khi đau nếu có mủ nhiều, có thể hơi ngứa; không bị nhức buốt dưới da, không bị giật nhoi nhói.

Zona
Là một bệnh do virus varicella gây nên. Nếu tính thời gian trong suốt cuộc đời thì tỷ lệ bệnh có thể lên tới 20% dân số. Zona có thể phát ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng tuổi càng cao thì tỷ lệ bệnh càng tăng, đôi khi trẻ em cũng có thể mắc.

Tổn thương mụn rộp trong bệnh zona

Đa số bệnh nhân zona có tiền sử mắc thủy đậu từ bé. Khi thủy đậu đã khỏi, một số virus varicella vẫn còn tồn tại ở trạng thái tiềm ẩn, không gây bệnh, cư trú ở hạch thần kinh. Khi gặp điều kiện thuận lợi như suy giảm miễn dịch, suy nhược cơ thể, các sang chấn tinh thần..., chúng trở lại trạng thái hoạt động, nhân lên, phát triển ra các đầu dây thần kinh cảm giác và gây bệnh. Bệnh zona thường không tái phát, không lây trực tiếp cho người khác, không gây tổn thương các phủ tạng và não.
Lúc đầu, bệnh nhân thường bị đau và rát ở một vùng da và tổ chức dưới da ở một bên thân thể. Nhiều bệnh nhân còn bị giật nhoi nhói từng cơn ở các vùng da này. Cảm giác đau rát tồn tại khoảng 1-3 ngày, sau đó nổi lên các mụn nước, tập trung thành từng chùm, nếu không điều trị kịp thời thì sẽ phát triển thành các bọng nước.

Tổn thương ban đầu chỉ là các đám nhỏ phân bố rải rác thành một dải, nếu không điều trị thì lan rộng ra và liên kết với nhau thành một mảng lớn một bên thân thể (cả một vùng ngực hoặc cả một vùng mạng sườn). Thường thì các mụn nước, bọng nước chứa dịch trong nhưng nếu kèm theo nhiễm trùng thì sẽ có mủ, đôi khi gây sốt.

Khi có triệu chứng “giời leo”, cần tuân thủ nguyên tắc: tuyệt đối không gãi, cạo, xát chanh, xát muối, đắp đỗ xanh, gạo nếp… vì sẽ làm cho tổn thương sâu hơn, lan rộng hơn, nhiễm trùng, loét. Có thể tắm rửa hằng ngày nhưng không được xát xà phòng trực tiếp lên vùng da bị bệnh. Cần kiêng uống rượu, bia và không ăn nhiều gia vị cay, nóng.

Với viêm da do côn trùng, nếu chảy nước, tiết dịch nhiều thì bôi các dung dịch làm dịu da, hút dịch như dalibour, jarish, xanh methylen, castelani... Nếu tổn thương ít tiết dịch, có thể dùng hồ nước hoặc hồ tetraprenisolon... Tổn thương da khô thì bôi một trong các chế phẩm có steroid như: pesancort, flucinar, gentrison, diproson, fobancort... ngày một lần trong 1-2 tuần. Nếu tổn thương có mủ, phải uống amoxicilin hoặc erythromycin, uống sau ăn. Một đợt dùng kháng sinh là 5-7 ngày.

Để giảm phù nề, ngứa và rát, có thể uống một trong các thuốc kháng histamin như phenergan hoặc loratadin trong 5-10 ngày. Hết đợt điều trị, phần lớn các tổn thương khỏi hoàn toàn không để lại sẹo. Một số trường hợp có thể để lại các vết thâm do tăng sắc tố sau viêm, các vết thâm này nhạt màu dần và mất đi trong vòng 3-6 tháng.
Với zona, thời gian trị liệu cho kết quả tốt nhất là trong vòng 48 giờ sau khi có tổn thương da; nếu điều trị trong vòng một tuần đầu thì kết quả có chậm hơn nhưng vẫn tốt. Nếu để muộn quá thì kết quả điều trị kém và có thể để lại các di chứng như: đau kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, thậm chí có những người đau kéo dài đến hết cuộc đời, đặc biệt ở người cao tuổi.

Nếu zona gây tổn thương dây thần kinh số 5 thì có thể gây giảm hoặc mất thị lực hoàn toàn, nếu gây tổn thương dây thần kinh số 7 thì có thể gây liệt mặt, méo mồm. Các biến chứng khác có thể gặp là loét lâu liền, sẹo lồi, sẹo lõm, vết trắng hoặc vết thâm do rối loạn sắc tố sau viêm...

Nếu tại chỗ tổn thương còn mụn nước, tiết dịch nhiều thì không nên bôi các loại thuốc mỡ vì sẽ làm tăng bám bụi, ứ đọng dịch tiết phù nề. Nên bôi các dung dịch như jarish, dalibour, dung dịch kháng sinh, xanh methylen, castelani... Sau 5-7 ngày tổn thương da khô hơn thì có thể bôi kem acyclovir ngày 3-5 lần. Không được gãi hoặc cạo ra trước khi bôi thuốc. Bắt buộc phải uống đủ liều kháng sinh chống nhiễm khuẩn dưới sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa da liễu.

Nếu có điều kiện có thể chiếu tia laser Helinion tại chỗ để tổn thương da zona chóng lành và góp phần hồi phục dây thần kinh. Những bệnh nhân đau rát nhiều có thể uống thêm các thuốc giảm đau.

Theo Thu Hiền - Sức khoẻ & Đời sống


-----------------
Bệnh zona ở người cao tuổi 
Bệnh zona trong dân gian thường gọi là bệnh giời leo. Bệnh zona do một loại virut gẩya (viricella zoster), loại virút này ngoài gây bệnh zona chúng còn có khả năng gây nên bệnh thủy đậu. Bệnh zona có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng tỷ lệ gặp nhiều hơn cả là người cao tuổi (NCT).

Biểu hiện của bệnh Zona

Zona tiếng Anh gọi là Shingle, tên y học là Herpes Zoster. Herpes là virút gây bệnh ngoài da và có thể gặp ở vùng miệng, âm hộ, viêm kết mạc mắt. Có 3 loại Herpes nhưng thường gặp là H. simplex và H. zoster. Bệnh Zona trước khi toàn phát thường không thấy những biểu hiện đặc hiệu nào báo trước. Tuy vậy, bệnh cũng xuất hiện một số triệu chứng tương đối giống với một số bệnh nhiễm trùng mà hay gặp là nhiễm trùng đường hô hấp trên như: sốt nhẹ, mệt mỏi, đau nhức khắp người. Tiếp đó là triệu chứng đau, rát, nhức nhối như kim châm hoặc kiến cắn, ngứa rất khó chịu, đồng thời vùng da này tăng nhạy cảm cho nên mỗi khi sờ vào đó người bệnh thấy đau tăng lên. Đau có thể liên lục hoặc gián đoạn, đôi khi cơn đau làm cho người bệnh phát khóc. Sau một vài ngày tại vùng da này xuất hiện một mảng dát màu hồng đỏ, sau đó xuất hiện các mụn nước. Các mụn nước mọc lên từng chùm sát vào nhau tạo thành mảng hoặc từng chùm có liên kết với nhau. Có khi trên một mảng da chỉ có một chùm nhưng có khi tạo thành nhiều chùm mụn nước. Một số trường hợp các mụn nước mọc liên tiếp, hết đợt này đến đợt khác làm lan đầy một vùng da.

Ngoài các triệu chứng sốt, đau, rát, ngứa ở vùng da bị Zona, người bệnh có thể thấy nổi hạch và đau ở vùng lân cận sát với vị trí bị Zona, đặc biệt là bị Zona vùng đầu, mặt, cổ. Nếu bị Zona ở vùng bả vai hoặc cổ thì hạch vùng nách bên phía bả vai bị bệnh sẽ bị sưng và đau. Nếu Zona xuất hiện ở đùi hoặc cẳng chân thì có thể hạch ở vùng bẹn cùng bên chân bị bệnh sưng to, đau. Sự xuất hiện bệnh Zona trên một cơ thể NCT có thể gặp ở mắt(Zona mắt), đầu, mặt, ở cánh tay, cổ, lưng, ngực, chân. Bệnh thường chỉ xảy ra một bên của cơ thể do chúng gây tổn thương các rễ thần kinh, ví dụ chỉ bị một bên lưng, một bên ngực, một bên mắt… Khi bị Zona thì sau khoảng 1 – 2 tuần lễ là tự khỏi nếu không có bị bội nhiễm hoặc không có biến chứng. Nếu bị bội nhiễm thì người bệnh có thể bị sốt lại và sốt cao hơn, vùng da bị Zona sẽ bị mưng mủ và có thể làm lây lan ra nhiều vùng da khác (nhiễm trùng da sau khi bị Zona) và cũng rất dễ gây nhiễm trùng máu.

Bệnh zona ở người cao tuổi, Sức khỏe đời sống, suc khoe, benh zona, nguoi cao tuoi, thuoc, virut, khang sinh

Zona tuy là bệnh không nguy hiểm nhưng biến chứng của chúng gây không ít phiền muộn cho người bệnh.

Nói chung mắc bệnh Zona thì không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy vậy trong các loại Zona thì khi bị ở mắt (Zona mắt) là nguy hiểm hơn cả. Biến chứng đáng lo ngại nhất của bệnh Zona đối với NCT là gây đau nhức vùng da bị Zona hàng tuần, hàng tháng, có khi kéo dài cả năm mặc dù vùng da đó đã khỏi hoàn toàn. Chính vì đau nhức rất khó chịu làm cho người bệnh mệt mỏi, ăn kém, rối loạn giấc ngủ kéo dài làm xuất hiện nhiều bệnh khác cho NCT. Tỷ lệ biến chứng đau nhức vùng da sau khi bị Zona ở NCT chiếm khoảng 1/3 số NCT bị bệnh. Chính sự đau nhức kéo dài ở vùng da bị Zona là do tổn thương các rễ thần kinh nên người ta gọi là Zona thần kinh. Ngoài ra, người ta còn thấy ở những người bệnh bị Zona ở mắt cũng có thể gây viêm, loét giác mạc và hậu quả để lại là sẹo giác mạc ảnh hưởng rất lớn đến tầm nhìn và có thể gây mù lòa. Sau khi khỏi bệnh Zona thì loại virút Zoster sẽ khu trú vào thần kinh nằm ở sừng sau của tủy sống. Chúng thường nằm im ở đó tương tự như dạng “ngủ đông”, khi gặp điều kiện thuận lợi thì chúng lại trỗi dậy và tiếp tục gây bệnh Zona ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Chính vì lẽ đó mà đa số NCT bị bệnh Zona có thể là do trong quá trình sống đã một lần bị loại virút Zoster tấn công (gây bệnh), chẳng hạn lúc còn nhỏ đã bị bệnh thủy đậu.


ZONA THẦN KINH Ở MÔI







Hỏi: Cách đây vài năm, tôi thấy xuất hiện các mụn nước trông như vết bỏng ở phần da ngay sát giữa môi và nó lan rất nhanh. Tôi có đến hiệu thuốc hỏi, họ nói tôi bị Zona thần kinh. Tôi có dùng thuốc bôi vài lần và các vết bỏng đó đã hết. Nhưng sau đó, hầu như năm nào nó cũng tái phát một lần vào dịp mùa đông. Bác sĩ có thể cho tôi biết rõ hơn về căn bệnh này, cách điều trị ra sao?
(Nguyễn Huệ, Hà Nội)

Trả lời: 
Các mụn nước nổi gần môi hay trên môi không phải là Zona thần kinh mà gọi là bệnh herpes môi (cold sore, fever blisters, Herpes labialis) do bị nhiễm siêu vi Herpes simplex loại 1. Bệnh này hay lây và tái phát lại do bị căng thẳng thần kinh, do thay đổi khí hậu, do ra nắng nhiều, do bị cảm lạnh hay cảm cúm, do bị nóng sốt hay ở phụ nữ có kinh nguyệt.
Zona thần kinh thì do siêu vi Herpes Zoster ở người đã bị chickenpox trước kia, Zona thần kinh xuất hiện theo đường dây thần kinh, thường ở xung quanh mắt, thân mình như ngực, lưng, bụng hơn là ở môi, miệng.

Bệnh herpes môi thường tự khỏi sau 7 đến 10 ngày không chữa trị. Nếu biết và trị sớm ngay khi các mụn mới xuất hiện bằng những thuốc chống siêu vi herpes như Acyclovir (Zovirax) uống hay thoa lên các mụn hoặc Famvir (Famciclovir) thì có thể làm giảm triệu chứng đau và thời gian bị bệnh cũng ngắn hơn. Các thuốc này cần có toa bác sĩ.
Bạn nên phòng ngừa như sau: không tiếp xúc với người đang bị bệnh (bắt tay hay hôn....) và bạn không để cho ai tiếp xúc với bạn khi bạn đang bị nổi mụn nước; rửa tay sạch sau khi đụng vào các mụn nước, nhất là sau khi dùng phòng vệ sinh công cộng; tránh bị cảm lạnh hay cảm cúm. Chích ngừa cúm mỗi năm; nên dùng kem chống nắng khi ra nắng. Tránh ra nắng nhiều; cẩn thận khi sờ mó các nơi trên cơ thể nhất là cơ quan sinh dục vì dễ lây lan; không dùng chung vật dụng như khăn tắm, gối ... với người khác; tránh căng thẳng thần kinh.
Nếu bạn bị thường xuyên thì nên đi khám tổng quát trước xem có bị bệnh gì không, hoặc không chắc là bị bệnh trên thì ngay khi mới phát hiện các mụn nên đi khám bác sĩ ngay.

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

ZONA THẦN KINH CẦN KIÊNG GÌ

BỆNH ZONA THẦN KINH LÀ MỘT BỆNH VIÊM DA DO VIRUT. VIRUT GÂY BỆNH LÀ VIRUT VARICELLA ZOSTER. BỆNH THƯỜNG GẶP VÀO MÙA THU - ĐÔNG HAY ĐÔNG - XUÂN
Nguyên nhân và biểu hiện bệnh
Mặc dù virut là nguyên nhân gây bệnh nhưng không phải lúc nào virut cũng có thể xâm nhập và gây bệnh. Virut chỉ có thể gây bệnh khi chúng ta bị suy yếu về miễn dịch, giảm đột ngột số lượng các tế bào miễn dịch trên da.
zona ở vùng mắt


Các tình huống cụ thể là trời rét, chuyển mùa, cơ thể ốm yếu, mệt mỏi, suy nhược, mất ngủ, căng thẳng, ức chế, suy nghĩ lo toan nhiều chuyện quá sức được cho là những nguyên nhân gây ra bệnh.
Bệnh zona rất dễ nhận biết, có thể tự khám và phát hiện tại nhà. Bệnh biểu hiện rõ bằng bộ ba triệu chứng: sốt, đau rát da và mụn nước.
Sốt trong bệnh zona có thể là đột ngột sốt cao như ở trẻ nhỏ nhưng cũng có thể sốt từ từ như ở người lớn, sau đó thì sốt tương đối cao nhưng ít khi lên đến 40 độ. Kèm theo sốt là biểu hiện da đau rát. Đau rát ngay từ khi cơ thể mới sốt, cũng có thể sốt trước rồi mới đau rát nhưng thường là đau rát và sốt hay xảy ra đồng thời.
Đau rát da rất rõ rệt và rất điển hình. Da tại chỗ bị virut xâm nhập đau và rát như phải bỏng. Sau một thời gian ngắn khoảng vài tiếng, da bắt đầu có biểu hiện ửng đỏ. Lúc này da càng đau rát hơn. Đau đến mức người bệnh không dám chạm vào da, thậm chí còn không dám để quần áo cọ vào vùng da này.
thuốc dân tộc
Khoảng 1 - 2 ngày tính từ khi bị sốt, tại các chỗ da đỏ, mụn nước bắt đầu xuất hiện. Mụn nước có đặc điểm là khu trú, không lan ra vùng da khác có màng da che phủ dày và có nước trong ở bên trong, có kích thước khoảng 3 - 5mm, nổi gồ, tập trung, tụ lại thành đám như một chùm nho. Tổn thương xuất hiện thành một vệt dài theo đường đi của dây thần kinh. Có lẽ vì lý do này mà nó được gọi là bệnh zona thần kinh.
Người bệnh thấy mệt mỏi một phần vì sốt, một phần vì đau rát da, phần nữa là vì đau nhức toàn thân.
Một khi thấy trên cơ thể chúng ta có bộ ba dấu hiệu: sốt, đau rát da và mụn nước thì gần như là chắc chắn bị zona thần kinh. Nếu để ý thêm là vùng bị tổn thương chỉ khu trú một bên và không sang bên đối diện, cũng không lan ra vùng da bên cạnh ở cùng một phía cơ thể thì chúng ta càng thêm khẳng định đó là bệnh này.


Tổn thương do zona thần kinh
Cách xử trí như thế nào?
Việc điều trị bệnh zona cũng khá đơn giản. Hầu hết các trường hợp có thể điều trị tại nhà. Liệu pháp đầy đủ của bệnh zona thần kinh bao gồm: dùng thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm; thuốc làm dịu da; thuốc chống nhiễm khuẩn và thuốc ức chế virut.
Vì cơ thể chúng ta sốt và đau mỏi cơ khớp nên thuốc giảm đau, hạ sốt chống viêm non-steroid rất hiệu quả. Thuốc thông thường là paracetmol dạng sủi kết hợp với codein khá tốt trong bệnh này. Người bệnh sẽ cảm thấy đỡ đau, giảm sốt và xương khớp không còn nhức mỏi nữa. Nếu không đỡ, có thể người bệnh phải tham khảo ý kiến bác sĩ dùng thuốc giảm đau thần kinh.
Tiếp theo là thuốc làm dịu da. Nó không phải là thuốc phức tạp hay đắt tiền mà chỉ là hồ nước y tế. Cách dùng đơn giản: lắc đều trước khi dùng, dùng tăm bông thấm đẫm hồ rồi bôi nhẹ lên bề mặt da tổn thương. Ngày bôi 2 lần, bôi một lớp mỏng.


Hồ nước có tác dụng làm mát da rất tốt, có thể ngay tức thì làm giảm cảm giác rát da. Hồ nước chỉ sử dụng trong 2 - 3 ngày đầu của bệnh. Sau đó, phải chuyển sang dùng dung dịch sát khuẩn. Thông dụng là xanh methylen, hoặc dung dịch khác như tím gentan, iốt hữu cơ. Dung dịch này được bôi nhẹ nhàng lên tổn thương có tác dụng chống nhiễm khuẩn cho các mụn nước. Như thế da sẽ không bị tổn thương sâu và không có nguy cơ để lại sẹo.
Thuốc cuối cùng có thể dùng là acyclovia. Đây là thuốc ức chế virut. Thuốc dùng trong bệnh này rất tốt. Nhưng chỉ được dùng khi có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Trong một vài trường hợp, thuốc corticoid có thể có tác dụng phụ.

Khi nào cần gặp bác sĩ?
Thường thì bệnh zona có thể điều trị tại nhà, chỉ sau 7 - 10 ngày là bệnh có dấu hiệu lui và tiến tới khỏi. Chúng ta sẽ không phải đến bệnh viện điều trị. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, có thể phải cần tới nhân viên y tế can thiệp. Cụ thể, khi ở một trong các trường hợp sau:
- Bị zona thần kinh gần mắt và tai thì phải đi khám. Nếu không để zona thần kinh chạy vào tai hoặc thuốc điều trị rơi vào mắt hay tai thì rất nguy hiểm.
- Bệnh zona thần kinh không chỉ khu trú một bên mà lan sang cả bên đối diện. Nhất là zona vùng ngực, lưng, cổ, gáy khi bị nặng có thể lan sang bên kia.
- Bệnh zona thần kinh thể hoại tử. Da tổn thương có biểu hiện loét và hoại tử.


Trong tất cả các trường hợp này, đi khám sớm sẽ giúp chúng ta ngăn chặn không cho zona phát triển, ngăn chặn các biến chứng xảy ra.

ZONA THẦN KINH CÓ LÂY KHÔNG


Hỏi:Tôi có người bạn bị mắc bệnh Zona. Mới đầu bạn tôi bị đau buốt từ gáy đến cổ tay và chỉ sau đó vài ngày bọc nước nổi khắp lên trên phần đau đó. Xin hỏi: Nếu bị lây bệnh thì khoảng bao lâu sau thời điểm tiếp xúc, người bệnh bắt đầu có triệu chứng phát bệnh? Cơ chế lây truyền của bệnh? Tôi chưa từng bị thủy đậu và có lẽ cũng chưa từng tiêm phòng, vậy nếu chỉ nói chuyện với người bệnh th
ì có khả năng bị lây không?
zona thần kinh


Đáp:Zona là một bệnh truyền nhiễm do virus có ái tình với thần kinh gây ra, thường xảy ra ở những người có sức đề kháng kém hoặc đang phải dùng một số hóa chất diệt tế bào ung thư hay thuốc ức chế miễn dịch… Bệnh có thể phát triển thành dịch vào các mùa hè, mùa mưa do tiếp xúc hoặc sinh hoạt chung với những người mắc bệnh. Thời gian ủ bệnh từ 7-20 ngày. Da ở vùng có dây thần kinh bị nhiễm virus viêm đỏ, đau, có cảm giác rát bỏng kèm theo sưng hạch vùng lân cân. Có thể sốt kéo dài 5-7 ngày, sau đó trên nề da đỏ nổi mụn nước, bọng nước trong, nếu bội nhiễm thì sẽ thành mụn mủ đục. Mụn nước, bọng nước mọc thành chùm, trải dọc theo khu vực của dây thần kinh và thường chỉ ở một nửa bên người.
thuốc đông y


Bệnh diễn biến nói chung lành tính, nếu không biến chứng có thể khỏi trong vòng 2-3 tuần, để lại những vết thẫm màu trên da.
Dự phòng: Tiêm ngừa thủy đậu zona không có miễn dịch bền vững do đó vẫn có thể mắc bệnh. Vì vậy biện pháp dự phòng duy nhất là tránh tiếp xúc, ăn uống, sinh hoạt chung với người bệnh, đồng thời nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng chế độ dinh dưỡng tốt và bổ sung đủ lượng vitamin, khoáng chất, bằng cách ăn nhiều hoa quả tươi,ăn uống ngủ nghỉ điều độ không nên suy nghĩ nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe tạo sự phát triển tốt cho zona.