Các giai đoạn của bệnh zona và cách điều trị
Các giai đoạn của bệnh zona và cách điều trị
Bệnh zona có ba giai đoạn:
Giai đoạn đầu của bệnh zona được gọi là Giai đoạn Prodromal.
Đây là giai đoạn trước khi phát ban. Khi bệnh zona mới xuất hiện thông thường người bệnh sẽ có cảm giác ngứa ran, đau, hoặc nóng ran ở một vùng cụ thể trên cơ thể.
Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn phát triển:
Giai đoạn này trên một vùng cơ thể bắt đầu phát ban, mụn nước bắt đầu xuất hiện. Các vùng hay bị zona tấn công phổ biến nhất là các thân và mặt. Ban đầu, các chất lỏng bên trong có màu trong nhưng dần hình thành mủ và đục. Tại giai đoạn này của bệnh zona, cơn đau bắt đầu tăng dần và nó làm người bệnh có cảm giác đau nhức. Các vết thương cuối cùng sẽ đóng vẩy và các vùng phát ban có thể chữa lành trong khoảng 2-4 tuần ... đôi khi lâu hơn.
Hãy xem những hình ảnh để xác định của các phát ban Bệnh giời leo.
Một trong những giai đoạn tiếp theo của bệnh zona là đau dây thần kinh sau Herpetic .
Ở giai đoạn này, bệnh trở nên nghiêm trọng, đặc trưng là nhưng cơn đau cùng cực, nóng rát, đâm xuyên, dai dẳng.
Giai đoạn lây nhiễm nhất là giai đoạn phát triển của bệnh, đặc biệt là những người đang có một hệ thống miễn dịch suy yếu. Một khi các mụn nước bắt đầu bị phá vỡ, sự nhiễm trùng gia tăng và làm tăng khả năng lây nhiễm. Ngoài ra, bệnh zona có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho mắt và có thể làm tổn thương vĩnh viễn.
Sau đây là một số phương pháp điều trị:
Đầu tiên, virus bệnh zona là do virus varicella-zoster herpes (còn gọi đơn giản là zoster). Virut này cùng loại virus gây ra thủy đậu (mà hầu hết mọi người đều mắc khi còn bé). Virus này không bao giờ hoàn toàn biến mất, nó chỉ ở trạng thái ngủ (không hoạt động) bên trong cơ thể của bạn.
Khi xảy ra bệnh zona, virus này sẽ hoạt động trở lại và nó có thể bùng phát thành nhưng mảng mụn nước gây ra đau đớn cực kỳ cho người bệnh. Tóm lại Bệnh zona là gì, về cơ bản là bệnh viêm dây thần kinh và vùng da xung quanh nó.
Hầu hết các trường hợp bệnh zona sẽ kéo dài khoảng 2-4 tuần. Mặc dù, nó có thể được điều trị nhưng vẫn có cơ hội quay trở lại.
Một số trường hợp bác sĩ sẽ kê toa cho thuốc cụ thể như:
Thuốc giảm đau: efferalgan codein (paracetamol + codein). Thuốc là loại thuốc sủi bọt, có tác dụng giảm đau mạnh. Các trường hợp bệnh nhân dị ứng với thành phần của thuốc, hoặc bệnh nhân suy gan - thận không được dùng. Ngoài ra có thể dùng thuốc giảm đau chống viêm không corticoid như aspirin. Lưu ý, uống sau ăn no. Chống chỉ định trong trường hợp loét dạ dày - tá tràng, dị ứng với thành phần của thuốc.
Corticoid (prednisolon): Liều 1mg/kg/ngày x 3 ngày đầu, sau đó giảm dần (giảm 10mg mỗi 3 ngày) rồi cắt, thường uống trong vòng 15 ngày. Chống chỉ định trong trường hợp có mẫn cảm với thuốc. Thận trọng cho người bệnh loãng xương, loét dạ dày - tá tràng, tiểu đường, tăng huyết áp, suy tim, trẻ em đang lớn. Tác dụng không mong muốn: mất ngủ, thần kinh dễ bị kích động, đục thể thủy tinh, glôcôm, phù, tăng huyết áp, loét dạ dày - tá tràng, loét thực quản, viêm tuỵ...
Thuốc kháng virut (acyclovir, famyclovir...): viên nén 200mg, 400mg, 800mg. Liều 800mg x 5 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 4 giờ. Thời gian điều trị từ 5-7 ngày. Thuốc được dùng ngay khi mới mắc bệnh hoặc khi có mụn nước xuất hiện. Thuốc có tác dụng làm giảm cường độ và thời gian đau sau zona, càng điều trị sớm hiệu quả càng cao. Chống chỉ định trong trường hợp có mẫn cảm với thuốc. Tác dụng không mong muốn: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, nhức đầu. Thận trọng trong trường hợp có thai và cho con bú.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét